View count: 25037

Lịch sử phát triển



Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), được ủy quyền bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đã đề xuất một dự án hình thành một mạng lưới toàn cầu để bảo tồn các địa điểm có giá trị địa lý và địa chất độc đáo vào tháng 11 năm 1999. Dự án này tích hợp kết quả của nhiều hoạt động bảo tồn cảnh quan quốc gia hoặc quốc tế, chẳng hạn như "Geotope", "Geosites", và một số di sản địa chất. Các địa điểm này có tính chất đại diện, độc đáo, không thể thay thế và không thể đảo ngược. Chúng tạo thành một đường cơ sở để bảo tồn cảnh quan với một giá trị xã hội cụ thể, trong đó sự tham gia của cộng đồng và sự bền vững của địa phương là điểm mấu chốt. Nó được đóng khung như là công viên địa chất trong cộng đồng toàn cầu. Các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau trên thế giới nắm giữ những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ Công viên địa chất. Một số người coi "geo" là "địa chất", số khác cho là "địa lý" và thậm chí có những người coi đó là Gaia. Dù hiểu theo cách nào, tất cả đều bao gồm bốn giá trị cốt lõi của công viên địa chất.

Theo UNESCO, mục đích chính của Công viên địa chất là bảo tồn môi trường, tăng cường phát triển kinh tế xã hội của khu vực, cũng như hòa nhập với môi trường tự nhiên và xã hội để đạt được sự bền vững. Bằng cách nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của di sản Trái đất và kiến thức về sức chứa của môi trường, chúng ta có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên khôn ngoan hơn và nỗ lực đạt tới sự cân bằng giữa con người và môi trường.

Bằng cách thành lập các công viên địa chất, chúng tôi hy vọng không chỉ bảo tồn các cảnh quan đặc biệt và các cảnh quan địa lý / địa mạo độc đáo, mà còn lồng ghép được nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục của chúng ta và tạo nên một môi trường du lịch địa lý/địa chất có trách nhiệm. Thông qua du lịch địa lý/địa chất, sự tham gia của địa phương vào bảo tồn cảnh quan sẽ tạo ra bản sắc riêng, từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương. Dựa trên quan điểm này, mỗi nơi có thể khám phá các địa điểm cảnh quan và địa chất độc đáo của riêng mình. Kết hợp với Kế hoạch phát triển toàn diện của quốc gia cũng như Kế hoạch phát triển toàn diện của quận/thành phố, những địađiểm chất này có thể được phát triển thành công viên địa chất hoặc cụm địa chất.

Hiện tại có tổng số chín Công viên địa chất ở Đài Loan, được lên kế hoạch bởi Phòng Bảo tồn, Cục Lâm nghiệp, Hội đồng Nông nghiệp, được vận hành bởi các cộng đồng địa phương và được hỗ trợ bởi cộng đồng học thuật. Thông qua các hội thảo, các hoạt động kết nối và thảo luận với người dân địa phương, chúng tôi công khai khái niệm về công viên địa chất và mạng lưới công viên địa chất với hy vọng gieo hạt giống và tạo ra một lực lượng bảo tồn cảnh quan trong cộng đồng địa phương để cải thiện nền kinh tế xã hội và tăng cường tính bền vững của địa phương. Thay vì là một công viên đơn thuần về địa chất hoặc địa lý, mỗi công viên địa chất đại diện cho sự tích hợp của môi trường văn hóa và khoa học của khu vực cũng như ý nghĩa xã hội dựa trên một số cảnh quan địa chất và địa lý nhất định. Giá trị của chúng nằm ở sự bền vững của xã hội loài người và môi trường.

Bốn giá trị cốt lõi của công viên địa chất bao gồm bảo tồn cảnh quan, giáo dục môi trường, du lịch địa chất và sự tham gia của địa phương, cũng là hoạt động chính và động lực thành lập Công viên địa chất Đài Loan.

Việc thành lập Mạng lưới Công viên địa chất Đài Loan diễn ra tại Hội nghị Bảo tồn Cảnh quan Quốc gia năm 2011. Tuyên bố Đài Bắc năm 2011 đã được ký kết để quảng bá cho công viên địa chất. Chín công viên địa chất được chỉ định vào tháng 5 năm 2016. Mạng lưới công viên địa chất quốc gia được hưởng lợi từ việc học hỏi lẫn nhau thông qua các hoạt động kết nối và chia sẻ kiến thức về sơ đồ cấu trúc công viên và chiến lược quản lý, điều đó dẫn đến sự thành công của Mạng lưới Công viên địa chất Đài Loan.
This is an image